17 Tháng 04

Chế độ vận hành các hồ chứa thượng nguồn hệ thống sông Hồng, biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng có tác động rất lớn đến tình hình nhiễm mặn các sông ven biển Bắc Bộ. Diễn biến mực nước trong mùa kiệt và mức độ nhiễm mặn thay đổi làm ảnh hưởng đến khả năng lấy nước của các công trình thủy lợi vùng ven biển.

Bài báo trình bày đánh giá về khả năng lấy nước của các công trình thủy lợi ven biển Bắc Bộ trong mùa kiệt dưới tác động của vận hành hồ chứa thượng nguồn và mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Chế độ thủy động lực của các sông vùng ven biển Bắc Bộ từ Quảng Ninh đến Ninh Bình thuộc hạ lưu sông Hồng – Thái Bình chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu và chế độ vận hành hồ chứa thượng nguồn. Qui trình vận hành hệ thống liên hồ chứa gồm Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang và Thác Bà đã góp phần làm giảm lũ trong mùa mưa và tăng dòng chảy kiệt vào mùa khô cho hạ du giúp tăng đầu nước cho các công trình lấy nước và đẩy mặn cho vùng ven biển, tuy nhiên về mùa khô, mực nước trên các sông hạ thấp,hiện tượng nước biển dâng do biến đổi khí hậu đã có nhiều ảnh hưởng bất lợi đến các công trình thủy lợi phục vụ lấy nước tưới vùng ven biển. Do đó việc nghiên cứu khả năng lấy nước của các công trình dọc sộng dưới sự tác động của hai yếu tố đó như thế nào cần được nghiên cứu kỹ để làm cơ sở đề xuất các giải pháp giảm thiếu các tác động tiêu cực, phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân trong vùng.

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để có thể đánh giá định lượng mức độ ảnh hưởng của vận hành hồ chứa thượng nguồn và nước biển dâng đối với khả năng lấy nước của các công trình thủy lợi vùng ven biển, nghiên cứu này đã  sử dụng 2 phương pháp, gồm: Phương pháp phân tích, thống kê số liệu và Phương pháp mô phỏng mô hình toán. Đối với phương pháp mô hình toán, tác giả sử dụng mô hình toán 1 chiều Mike 11 HD, AD phục vụ tính toán, đánh giá.

a. Phạm vi tính toán và biên mô hình

b. Số liệu tính toán cho mô hình

c. Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình thủy lực và xâm nhập mặn

d. Các phương án tính toán phục vụ đánh giá

3. KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN

3.1. Kết quả tính toán thủy lực tại một số cống

3.2. Kết quả tính toán xâm nhập mặn             

3.3 Khả năng lấy nước của một số công trình thủy lợi ven biển

4. KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]      Đào Văn Khương, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam (2016) “Nghiên cứu các giải pháp khoa học và công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả các công trình thủy lợi vùng ven biển Bắc Bộ”.

[2]      Trần Đình Hòa, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam (2016) “Nghiên cứu tổng thể giải pháp công trình đập dâng nước nhằm ứng phó tình trạng hạ thấp mực nước, đảm bảo an ninh nguồn nước cho vùng hạ du Sông Hồng”.

[3]      DHI Việt Nam (2012) “Đánh giá hiện trạng xâm nhập mặn của hệ thống sông thuộc tỉnh Thái Bình, đề xuất các giải pháp và tăng cường năng lực của cộng đồng nhằm giải quyết vấn đề xâm nhập mặn trong tình trạng biến đổi khí hậu”.

[4]      Viện Khoa hoc Thủy lợi (2008-2010) “Giám sát mặn đồng bằng sông Hồng phục vụ dự báo cho lấy nước sản xuất”.

[5]      Vũ Thế Hải, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam (2014) “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp thủy lợi kết hợp nông nghiệp để ứng phó với hạn hán và xâm nhập mặn tại các tỉnh ven biển đồng bằng sông Hồng”.

[6]      Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam (2014), “Đánh giá ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến sinh kế của cộng đồng cư dân vùng duyên hải ven biển bắc bộ, đề xuất giải pháp thích ứng”.

[7]      Viện Qui hoạch thủy lợi (2012), “Quy hoạch tổng thể thủy lợi vùng đồng bằng sông Hồng trong điều kiện BDKH và nước biến dâng”.

Xem bài báo tại đây

Tác giả: Đào Văn Khương, Nguyễn Mạnh Linh

Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về Động lực học sông biển

 

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI