10 Tháng 10

Bài báo này giới thiệu kết quả phân tích số liệu thực đo tại các trạm thuỷ văn thượng nguồn sông Thao, sông Đà, sông Lô trong các giai đoạn 1972-1986 và 1987-2010. Đồng thời phân tích kết quả thực đo địa hình trong các năm 2000-2009-2012. Kết quả phân tích cho thấy sự biến đổi lớn về chế độ thuỷ văn và lòng dẫn hạ du sau khi hệ thống hồ chứa thượng nguồn đi vào hoạt động.

1. GIỚI THIỆU CHUNG

1.1. Khu vực nghiên cứu

Vùng hạ lưu hồ chứa thượng nguồn hệ thống sông Hồng gồm hồ Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà là các sông Thao-Đà-Lô có chế độ thủy văn, thủy lực phức tạp, lòng dẫn, lạch sâu biến đổi mạnh mẽ, thường xuyên trên phạm vi rộng, xói lở bờ sông diễn ra ở cả phía bờ trái và bờ phải. Giai đoạn từ 2006 đến 2012, hiện tượng xói lở, bồi lắng diễn ra liên tục, điển hình là sạt lở một số điểm trên sông Đà (2006) và sông Thao (2011, 2013). Thời gian gần đây, do vận hành, xả lũ các hồ chứa Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà và  khai thác vật liệu xây dựng  lòng dẫn sông trong khu vực đã có những biến động đáng kể. Sự biến đổi của chế độ động lực chịu sự tác động trực tiếp của tổ hợp lũ, kiệt của 3 sông Thao, Đà, Lô. Hiện nay khu vực hợp lưu có sự biến động mạnh do tác động của con người thể hiện ở chế độ vận hành các hồ chứa thượng nguồn và tác động trực tiếp tại chỗ.

Thực tế trên cho thấy cần có giải pháp để giảm thiểu các tác động bất lợi của các hồ chứa thượng nguồn đến chế độ thủy văn, thủy lực và biến hình lòng dẫn  của vùng hạ lưu các hồ chứa, nhất là khu vực hợp lưu các sông Thao, sông Đà, sông Lô. Đây là một yêu cầu cấp thiết phục vụ công tác phòng chống thiên tai và phát triển kinh tế xã hội trong khu vực. Phân tích về chế độ thủy văn, thủy lực, diễn biến lòng dẫn hạ lưu và vùng hợp lưu các sông là cơ sở khoa học cho viejc đề xuất giải pháp  thích hợp để giải quyết các vấn đề trên.

1.2. Hệ thống hồ chứa thượng nguồn sông Hồng

Hiện nay trên thượng nguồn hệ thống sông Hồng đang có rất nhiều công trình thủy điện lớn được xây dựng. Với Quyết định số 198/QĐ-TTg ngày 10 tháng 02 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ các hồ chứa Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang được vận hành thống nhất dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương trong mùa lũ hàng năm, nhằm mục đích bảo đảm an toàn cho công trình và chống lũ cho hạ du.

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Phương pháp phân tích từ số liệu thực đo Q và H

2.2. Phương pháp phân tích từ số liệu địa hình các giai đoạn khác nhau

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (nguồn: [1],[2],[3],[4],[5])

3.1. Kết quả phân tích quan hệ Q và H

3.2. Kết quả phân tích số liệu địa hình

4. KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]      Nguyễn Đăng Giáp và nnk, (2012). Kết quả khảo sát bổ sung địa hình, thủy văn khu vực hợp lưu Thao-Đà-Lô. Báo cáo kết quả đề tài nhánh đề tài cấp Nhà nước KC.08.02/11-15, Hà Nội 2012.

[2]      Nguyễn Đăng Giáp và nnk, (2013). Đánh giá hiện trạng đoạn sông vùng hợp lưu từ ngã ba Thao-Đà đến dưới ngã ba Lô-Hồng. Báo cáo kết quả đề tài nhánh đề tài cấp Nhà nước KC.08.02/11-15, Hà Nội 2013.

[3]      Nguyễn Đăng Giáp và nnk, (2013). Phân tích nguyên nhân các hiện tượng biến đổi lòng dẫn, dòng chảy đoạn sông từ ngã ba Thao-Đà đến Sơn Tây. Báo cáo kết quả đề tài nhánh đề tài cấp Nhà nước KC.08.02/11-15, Hà Nội 2013.

[4]      Trần Xuân Thái, (2006). Nghiên cứu dự báo xói lở, bồi lắng lòng dẫn và đề xuất các biện pháp phòng chống cho hệ thống sông vùng đồng bằng Bắc Bộ . Báo cáo tổng hợp đề tài KC.08.11, Hà Nội, 2006.

[5]      Nguyễn Văn Toán, (1976, 1995, 2003). Điều tra cơ bản hạ du công trình thủy điện Hòa Bình. Báo cáo tổng kết dự án điều tra cơ bản, Hà Nội năm 1976, 1995, 2003.

Xem bài báo tại đây

Tác giả: Nguyễn Đăng Giáp
Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về Động lực học Sông Biển

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI