Sáng ngày 11/7/2023, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2023.
Tham dự Hội nghị có GS.TS. Trần Đình Hòa - Bí thư Đảng ủy - Giám đốc Viện, TS. Nguyễn Tiếp Tân - Phó Giám đốc Viện - Chủ tịch Công đoàn Viện, Đảng ủy Viện, toàn thể lãnh đạo các Ban tham mưu và các đơn vị trực thuộc Viện, Bí thư Đoàn Thanh niên Viện.
Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch 6 tháng đầu năm 2023 và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2023, PGS.TS. Nguyễn Thanh Bằng - Trưởng Ban Kế hoạch Tổng hợp cho biết: Trong 6 tháng đầu năm 2023 đã ban hành hướng dẫn công tác rà soát, bổ sung quy hoạch giai đoạn 2021 - 2026 và 2026 - 2031 đối với các đơn vị trực thuộc; Thực hiện Nghị định số 40/2014/NĐ-CP và Nghị định số 27/2020, trong 6 tháng đầu năm 2023 đã hoàn thành việc xét đặc cách 01 trường hợp NCVCC, đang xem xét 01 trường hợp NCVCC, gửi Bộ KHCN đề nghị xét 08 hồ sơ NCVCC, thi NCVC là 38 hồ sơ; Ký cấp bằng có 02 NCS bảo vệ thành công luận án tiến sỹ; 02 NCS đã bảo vệ thành công luận án tiến sỹ cấp Viện và sẽ được cấp bằng trong thời gian tới… Mặt khác, Viện thực hiện đầy đủ các công tác về quản lý cán bộ, luôn quan tâm, chỉ đạo hướng dẫn các đơn vị trực thuộc và trực tiếp xem xét giải quyết để đảm bảo chế độ, chính sách cho cán bộ; Hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng và đã được Kiểm toán Nhà nước kiểm toán các dự án đầu tư xây dựng như Dự án Tăng cường năng lực quản lý thủy lợi và cơ sở đào tạo của Viện tại Khu thí nghiệm Hòa Lạc, Dự án cải tạo, tăng cường năng lực nghiên cứu của Viện và các đơn vị trực thuộc…
Về công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, Viện tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tính toán vận hành điều tiết liên hồ chứa thuộc lưu vực sông Hồng, sông Hương, sông Sê San, sông Serepok, sông Đồng Nai; Hỗ trợ công tác điều hành phòng chống thiên tai của Ban chỉ đạo QG về phòng chống thiên tai; Cung cấp kịp thời thông tin dự báo nguồn nước với độ tin cậy cao và xây dựng kế hoạch sử dụng nước một cách linh hoạt góp phần giảm thiểu thiệt hại do hạn hán và xâm nhập mặn cho sản xuất lúa vùng ĐBSCL đặc biệt cho mùa hạn 2022 - 2023; Đang triển khai cập nhật dự báo xâm nhập mặn ven biển ĐBSCL mùa khô năm 2022 - 2023, 2023 - 2024 và khả năng lấy nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt báo cáo nhanh hàng tuần về Bộ, Cục Thủy lợi, các địa phương và cung cấp số liệu cho các cơ quan truyền thông để thông tin phục vụ sản xuất…
Trong 06 tháng đầu năm 2023, Viện đã tổ chức nhiều buổi họp tổ chuyên gia và Hội thảo khoa học với quy mô khác nhau nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu; Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tiến hành 04 đợt kiểm tra định kỳ và kiểm tra thực địa các đề tài, dự án; Thực hiện nhiệm vụ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giao, đang chủ trì và phối hợp với Trường Đại học Thủy lợi, 02 Viện Quy hoạch Thủy lợi và một số đơn vị chuyên môn ngoài Bộ chuẩn bị cho Hội nghị Khoa học và công nghệ và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật lĩnh vực thủy lợi và phòng chống thiên tai dự kiến tổ chức vào tháng 8/2023 tại Hòa Lạc; Xây dựng và ban hành định hướng khoa học công nghệ mũi nhọn của Viện với 07 hướng nghiên cứu chính; Hỗ trợ các đơn vị tham gia tuyển chọn 01 nhiệm vụ cấp Quốc gia, 03 nhiệm vụ cấp Bộ, 01 nhiệm vụ cấp tỉnh và 01 nhiệm vụ môi trường cho kế hoạch thực hiện năm 2024; Chủ động xây dựng Danh mục nhiệm vụ đề xuất cho các Chương trình KHCN trọng điểm cấp quốc gia; Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tiếp cận địa phương, qua đó đã làm việc với một số địa phương và các doanh nghiệp thuộc các tỉnh Hà Giang, Hoà Bình, Điện Biên, An Giang; Hỗ trợ các địa phương đề xuất các nhiệm vụ, chương trình dự án thực hiện trong các năm tiếp theo. Một số công nghệ thế mạnh của Viện tiếp tục được triển khai vào thực tiễn thông qua các hợp đồng dịch vụ, tư vấn, Viện có 01 sáng chế và 02 giải pháp hữu ích được công nhận... Ngoài ra, các công tác hành chính quản trị, đào tạo ngắn hạn, đào tạo và hợp tác quốc tế; thông tin và tuyên truyền, tài chính kế toán và các mặt công tác khác Viện luôn quan tâm và thực hiện tốt.
Tiếp theo đó, Hội nghị đã được nghe nhiều ý kiến tham luận có giá trị về những vấn đề còn khó khăn, vướng mắc trong 06 tháng đầu năm và đề xuất một số nhiệm vụ, định hướng tiếp theo trong 6 tháng cuối năm 2023.
Phát biểu tại Hội nghị sơ kết, GS.TS. Trần Đình Hòa - Giám đốc Viện đánh giá cao toàn Viện đã nỗ lực bám sát nhiệm vụ trọng tâm đặt ra, toàn thể cán bộ trong Viện đã cố gắng, đoàn kết, sáng tạo, triển khai thực hiện khối lượng công việc lớn, mặc dù trong bối cảnh khó khăn nhưng cũng đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh đó, GS.TS. Trần Đình Hòa cho rằng còn có một số vấn đề hạn chế và cần phải tiếp tục tập trung triển khai trong 06 cuối năm 2023 và những năm tiếp theo. Trong đó có 04 vấn đề chính đó là công tác tổ chức cán bộ, tổ chức bộ máy; khoa học công nghệ; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, hoàn thiện quy chế, cơ chế quản lý; Công tác quản trị điều hành và một số quy định khác. Cụ thể đó là các đơn vị triển khai quyết liệt công tác sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo hướng bám sát vào chiến lược mũi nhọn, các định hướng lớn của ngành, Bộ và của Viện trong giai đoạn sắp tới. Xây dựng quy chế, cơ chế tạo động lực cho các cán bộ nghiên cứu khoa học của đơn vị.
Các đơn vị cần bám sát định hướng các mũi nhọn về khoa học công nghệ của Viện, bám sát tình hình thực tiễn, khung và kế hoạch thực hiện của các chương trình KHCN, đề án để đề xuất các nhiệm vụ KHCN có chất lượng, đáp ứng nhu cầu thực tiễn, tham gia tuyển chọn các nhiệm vụ KHCN từ các Chương trình đạt hiệu quả cao. Ban Kế hoạch Tổng hợp phối hợp và hỗ trợ.
Đẩy mạnh sự phối hợp, hợp tác chặt chẽ với các địa phương; Tăng cường quan hệ hợp tác với các tổ chức và đối tác khác trong và ngoài nước để nâng tầm thương hiệu của Viện; Quan tâm hơn đến việc hợp tác với các doanh nghiệp để triển khai các kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; Tiếp tục bám sát các Cục, Vụ chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để có những đề xuất, nhiệm vụ mang tính chất dài hạn về sự nghiệp công.
Quan tâm và chú trọng hơn nữa trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ trình độ cao Tiến sĩ, Phó Giáo sư và Giáo sư, đặc biệt đối với các Viện vùng, các cán bộ khoa học chuyên môn sâu của đơn vị; Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh đăng ký sở hữu trí tuệ, tiến bộ kỹ thuật, bài báo trong nước và quốc tế; Quản lý, tổ chức thực hiện các đề tài, dự án đảm bảo chất lượng, tiến độ và hiệu quả; Các đơn vị phối hợp với Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam trong vấn đề khai thác hiệu quả tối đa khu Hòa Lạc.
Tiếp tục tham gia tích cực và có hiệu quả vào việc xây dựng đề án chuyển đổi số ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong toàn Viện: số hóa văn bản, tài liệu; sử dụng hệ thống văn phòng điện tử, các phần mềm quản lý của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam.
nguồn VAWR